Bệnh ho cũi chó - những điều bạn cần biết (Nguyên nhân, phòng và hướng xử lý)

Ngày đăng: 20/10/2023

Bệnh Ho Cũi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Phòng Và Điều Trị Bệnh

Chắc hẳn khi nuôi cún cưng cũng sẽ có một nỗi lo là: Nếu cún bị bệnh thì mình phải làm gì nhỉ? Cách phòng và điều trị căn bệnh đó như thế nào? 

Hiểu được tâm lý của các Sen, ngày hôm nay Petshare sẽ giới thiệu cho các bạn về bệnh ho cũi chó - một trong những bệnh thường gặp.

Bệnh ho cũi chó hay còn có tên gọi khác là bệnh đường hô hấp truyền nhiễm phức tạp ở chó (CIRD). Căn bệnh này hiện có khả năng lây lan nhanh, rất khó phòng tránh và cách ly.

Ho cũi thường có các biểu hiện đặc trưng liên quan đến đường hô hấp đó là viêm khí quản, ống phế quản như bệnh cảm lạnh thường gặp ở con người.

Căn bệnh thường tập trung ở cún còn nhỏ lúc này hệ miễn dịch của chúng chưa phát triển hoàn toàn hay những chú cún già khi hệ miễn dịch đã & đang bị suy giảm.

Nguyên nhân gây ra bệnh ho cũi ở chó

Một loài vi khuẩn trong nhóm vi khuẩn Bordetella bronchiseptica, Adenovirus, virus Parainfluenza, Mycoplasma là những nguyên nhân gây ra bệnh ho cũi chó. 

Sau khi những loài vi khuẩn này xâm nhập được vào cơ thể cún cưng thành công, chúng sẽ gây viêm trên thanh quản, khí quản, phế quản… khiến cho việc  thở của cún gặp cản trở bởi dịch tích tụ kín ống thở.

Sau khi phát triển đủ tại đường hô hấp các loài vi khuẩn trên thì sẽ nhanh chóng đi xuống dưới khiến bệnh trở nặng hơn, đặc biệt nguy hiểm là gây viêm phổi. Những biến chứng nặng trên đường hô hấp sẽ khiến chú cún cưng của bạn khó thở buộc phải nhập viện.

Triệu chứng ở cún khi bị mắc bệnh ho cũi

 

Tốc độ lây lan của bệnh ho cũi chó cực nhanh và tỉ lệ tử vong cao. Những chú chó bị mắc bệnh thường có các triệu chứng điển hình như: 

  • Đường hô hấp trên bị viêm nên cún có biểu hiện ho khạc kéo dài từ 7-21 ngày (tại thời điểm này cún vẫn sẽ ăn uống bình thường, tất cả các hoạt động đều diễn ra rất linh hoạt, không sốt nên rất khó nhận biết)
  • Bạn cần quan sát kĩ các vị trí xung quanh vùng mắt của cún. Đôi của chúng sẽ không được trong sáng như trước nữa, nhiều rỉ ghèn, hắt hơi và có nhiều nước mũi…
  • Khi bệnh chuyển sang thể mạn tính, cún bị gầy rõ rệt và có thể đi kèm với một số căn bệnh kế phát khác do vi khuẩn và virus gây ra như Parvo, care…
  • Chó bị tiêu chảy trầm trọng, phân nát nếu nặng phân còn kèm cả máu, mùi phân hôi tanh khó chịu.
  • Cún bị nôn nhiều và đi kèm cả dịch vàng nhớt 
  • Rối loạn chức năng gan và thận gây ảnh hưởng đến sức khỏe con vật
  • Con vật bị bệnh thường chết đột ngột do khó thở, trụy hô hấp, mất nước trầm trọng do bị tiêu chảy và nôn nhiều, trụy tim

Bệnh thường kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Những con vật đã được chữa trị khỏi về mặt triệu chứng lâm sàng tuy nhiên sâu bên trong cơ thể vi khuẩn vẫn tồn tại ở trong từng cơ quan khiến cho bệnh ho cũi lại tái phát lại. 

Ở giai đoạn cuối sức đề kháng của con vật bị đánh bại bởi sự tấn công của vi khuẩn. Bệnh truyền từ đường hệ hô hấp sang đường tiêu hóa gây hiện tượng tiêu chảy đi kèm với nôn gây mất nước rồi chuyển sang cả hệ thần kinh khiến con vật đi đứng không vững, run rẩy và có xuất hiện các cơn co giật.

Phương thức lây lan bệnh ho cũi ở chó

Cún cưng khi bị mắc bệnh ho cũi thì vi khuẩn chắc chẳn sẽ tồn tại trong hơi thở của chúng.  Khi cún ho hoặc thở, vi khuẩn sẽ theo hơi thở mà phân tán rộng rãi ra không khí xung quanh và truyền lây cho những chú cún khác.

Bệnh ho cũi thường lây lan trong những không gian kín ví dụ như trong cũi, trong chuồng... của con vật

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã tìm ra được một nguồn lây mới đó là thông qua các đồ dùng cá nhân như: Bát ăn, bát uống, đồ chơi….

Một số các giống chó nhập ngoại như: Pug, Bull Pháp, Bull Anh…. sẽ có sức đề kháng kém hơn các giống chó ta. Do vậy, bạn phải chú ý chăm sóc cún cưng thật chu đáo nhất là khi nhiệt độ giảm sâu, độ ẩm cao. Petshare khuyên bạn nên đầu tư cho các bé một chiếc đệm ấm áp và một bộ quần áo vào mùa đông để giữ ấm cơ thể cún, tránh để cún bị nhiễm lạnh.

  1. Cách chẩn đoán chính xác về bệnh ho cũi

Để chẩn đoán bệnh ho cũi chó bạn cần phải căn cứ vào các loại triệu chứng, tiền sử bệnh của cún, hãy xem những thông tin liên quan đến việc tiếp xúc với các chú chó khác.

Hãy cung cấp đủ cho bác sĩ thú ý những thông tin về tình trạng sức khỏe của cún cưng trong những ngày trước đó kèm theo cả các dấu hiệu lâm sàng (ho, bỏ ăn…) xuất hiện từ khi nào.

Song song với các phương pháp chẩn đoán lâm sàng thì các bác sĩ thú y cũng có thể làm kết hợp thêm một số xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân và chụp X-quang lồng ngực xem tình trạng phổi.

Gần đây, một công nghệ xét nghiệm nhanh đã xuất hiện ở rất nhiều ở các phòng khám thú y hiện đại đó chính là xét nghiệm PCR (làm phản ứng chuỗi polymerase). Khi sử dụng công nghệ này, các bác sĩ thú y có thể khuếch đại được sự hiện diện của DNA có trong tăm bông nên có thể kiểm tra được hầu hết các tác nhân truyền nhiễm của bệnh ho cũi chó. 

Hướng dẫn cách phòng bệnh ho cũi

Tính đến thời điểm hiện tại thì việc tiêm vacxin phòng bệnh luôn là một biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất, an toàn nhất. Vacxin phòng bệnh ho cũi hiện đã có trong các liều vacxin đa giá như: vacxin 3 in 1, vacxin 5 in 1, vacxin 7 in 1… đang được lưu hành rất nhiều trên thị trường vacxin cho thú cưng tại Việt Nam. 

Bạn cần tiêm phòng cho cún đúng quy trình và đủ số mũi tiêm khi cún dưới 6 tháng tuổi. Giá của các mũi vacxin phòng bệnh trên thị trường cũng tương đối rẻ chỉ từ 150.000 VNĐ - 250.000 VNĐ một mũi.

Bên cạnh việc tiêm vacxin đầy đủ thì bạn cũng cần áp dụng những biện pháp nuôi cách ly đối với cún mới về ít nhất 10 ngày để theo dõi được tình hình sức khỏe của cún mới cũng như đảm bảo an toàn cho các chú cún khác trong nhà.

Hãy thường xuyên vệ sinh khu vực chuồng trại chăn nuôi chó bằng cách phun thuốc khử độc, sát trùng định kì.

Chuồng trại nuôi nhốt thú cưng lúc nào cũng phải ấm áp, khô ráo và đi kèm với đó là các chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cao sức đề kháng, tăng hiệu quả của hệ miễn dịch.

Bệnh ho cũi chó có lây sang người không?

Chắc rắng ai trong số chúng ta cũng đều lo lắng khi cún cưng bị bệnh từ việc phải chăm sóc cún cưng như nào? Điều trị hộ lý cho chú cún như nào? Rồi cả việc khi bé cún bị bệnh, căn bệnh đó có lây sang con người không?

Theo như thông tin mới nhất mà Petshare cập nhật được thì bệnh ho cũi chó hầu như không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của chủ nuôi. Tuy nhiên, một trong những loài vi khuẩn, virus gây bệnh ho cũi đó là virus Bordetella. Loài virus này cũng có thể gây bệnh trên người nếu cơ thể hấp thụ 1 số lượng lớn virus cùng 1 lúc, đồng thời tại thời điểm đó hệ miễn dịch của con người đó cũng đang bị suy giảm. 

Cách điều trị bệnh ho cũi ở chó 

Để điều trị bệnh ho cũi chó thì bạn cần tiền hành các bước như sau:

Cách ly chó bị bệnh

Như các bạn đã biết, ho cũi chó là một căn bệnh cực kì nguy hiểm, có khả năng lây lan cao vì mầm bệnh được phát tán ra bên ngoài thông qua động tác hô hấp hay độc tác ho khạc của những chú cún bị bệnh. Nếu bạn đang nghi ngờ chú cún của mình bị mắc bệnh ho cũi thì điều đầu tiên mà bạn cần làm đó chính là cách ly ngay chú cún bị bệnh xa khỏi những chú cún khác. Đồng thời, hạn chế tối đa việc dắt cún đang mắc bệnh đi dạo chơi. 

Đưa cún cưng đến phòng khám thú y gần nhất để được thăm khám bệnh kịp thời.

Để khẳng định chắc chắn rằng chú cún nhà mình đã bị mắc bệnh ho cũi thì bạn cần phải đưa chúng đến gặp bác sĩ thú ý càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng ho của cún để chẩn đoán xem là do bị nhiễm trùng hay là do nguyên nhân nào khác. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cho bạn biết rằng là chú cún của bạn có cần điều trị hay không, chăm sóc như thế nào.

Khi đưa cún đến phòng khám thú ý, việc đầu tiên bác sĩ sẽ khám tổng quát cho cún: Đo thân nhiệt, khám các hạch bạch huyết ở cổ họng, kiểm tra xem khoang miệng có dị vật không và dùng ống nghe để nghe hoạt động của tim, phổi.

Trong trường hợp tiếng thổi của tim bé hay không có thì khả năng cao bé cún của bạn đang bị mắc bệnh ho cũi. 

Sử dụng thuốc kháng sinh nếu cần

Sau khi các bác sĩ thú y chẩn đoán cún bị bệnh ho cũi họ sẽ kê đơn thuốc mà trong đó có thể có thuốc kháng sinh hoặc không. Trong quá trình cho cún uống thuốc kháng sinh, bạn cần cho chúng uống đúng như theo chỉ định của bác sĩ.

Kháng sinh tuyệt đối không được sử dụng bừa bãi. Nếu cún bị mắc bệnh truyền nhiễm do virus gây ra thì việc sử dụng kháng sinh được cho là vô nghĩa, không có tác dụng.

Nếu chú cún không thể tự chống chọi lại với mầm bệnh, và có biểu hiện cún bị sốt nhẹ thì đó là biểu hiện của việc cún cưng đang bị nhiễm khuẩn thứ phát. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ có chỉ định về việc sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh.

Xông hơi cho cún bằng hơi nước nóng 

Đây là biện pháp tốt để hỗ trợ cún khi chúng cảm thấy khó thở. Việc xông hơi sẽ giúp các mạch quản ngoại biên dãn ra, kích thích đào thải chất độc ra ngoài cơ thể.

Cách xông cực kì đơn giản: bạn hãy đóng tất cả cửa phòng tắm, mở nước nóng trong vòng vài phút. Sau đó, dẫn bé cún ngồi trong làn hơi nước từ khoảng 5- 10 phút.

Cho cún cưng nghỉ ngơi, hoạt động điều độ

Bạn cần hạn chế tối đa việc cún cưng hoạt động quá mức, lao động với cường độ cao.

Sử dụng các biện pháp làm dịu kích ứng

Khi cún ho quá nhiều, cổ họng cún sẽ bị đau dát. Lúc này, bạn cần làm dịu các kích ứng đó bằng các dung dịch tự làm tại nhà ví dụ như mật ong chanh.

Nâng cao hệ miễn dịch cho cún

Song song với việc điều trị bệnh thì bạn cần phải kết hợp nâng cao hệ miễn dịch cho cún bằng các loại vitamin C

Bài viết liên quan