Chó, mèo bị gãy chân, đau chân do chấn thương ( Cách sơ cứu, triệu chứng, chẩn đoán và hướng xử lý)

Ngày đăng: 20/10/2023

CÁCH SƠ CỨU CHÓ MÈO BỊ GÃY CHÂN

Chó mèo bị gãy chân, gãy xương, rạn xương là việc thường hay xảy ra trong cuộc sống hằng ngày nên việc phán đoán đúng tình trạng là việc cần thiết và nên làm. Vậy khi chó mèo bị gẫy chân, gãy xương, rạn xương nên làm thế nào thì mời các bạn cũng theo dõi và xem bài viết sau của chúng tôi để có cái nhìn tổng quát và đúng nhất về tình trạng này nhé.

Chấn thương xương trên lâm sàng thường được phân loại là “hở” hoặc “kín”. Chấn thương xương hở xảy ra khi lớp da trên chỗ gãy rách ra và phần xương lộ ra. Đối với chấn thương kín, lớp da trên vùng bị tổn thương vẫn còn nguyên vẹn. 

 

Radius/Ulna Fracture - Pet Emergency

Các dạng chấn thương xương

Fissure: Nứt/ rạn xương

Incomplete: Vỡ xương bán phần

Simple: Gãy xương đơn thuần

Multiple: Vỡ dập xương

Complicated: Gãy xương phức tạp

Compound: Gãy xương kết hợp vết thương hở

'' Vì nguyên nhân gây chấn thương rất nhiều nên các kiểu chấn thương của xương cũng rất đa dạng và tùy vào loại gãy của xương mà bác sĩ thú y có phương pháp điều trị khác nhau cho thú cưng của bạn''

I. Nguyên nhân gây rạn xương, gãy xương ở chó mèo

Rạn, gãy xương có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó có thể là trường hợp mà bạn không bao giờ ngờ tới, cụ thể do:

  • Chấn thương xe cộ
  • Chơi và tập thể dục
  • Bệnh lý cơ xương khớp có từ trước
  • Chế độ ăn uống (quá nhiều phốt pho hoặc vitamin A, không đủ canxi)
  • Ung thư xương
  • Thiếu hụt collagen do di truyền (làm yếu xương)
  • Ngã
  • Tuổi tác (xương chó mèo non chưa hình thành đầy đủ, xương chó mèo già thường giòn, thiếu canxi)
  • Giống (giống chó mèo nhỏ có xương nhỏ, dễ gãy)

Đặc tính đáng yêu của động vật

Chó có thể bị gãy xương khi đang chơi đùa hoặc luyện tập

II. Triệu chứng của rạn xương, gãy xương ở chó mèo

Đôi khi vật nuôi của chúng ta bị gãy chân mà chúng ta không hề hay biết điều đó đã xảy ra. Nếu con chó của bạn có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, hãy lập tức đưa chúng đến phòng khám để được kiểm tra bởi bác sĩ thú y.

  • Chuyển động bất thường của một chân ( cà nhắc, co chân lên, chân lủng liểng, chảy máu...)
  • Sưng ở tay chân
  • Đau đớn
  • Rên rỉ
  • Không muốn hoặc không có khả năng đi lại, ngồi một chỗ
  • Sờ thấy tiếng lục cục của xương
  • Bầm tím

Trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng, có thể có các dấu hiệu nghiêm trọng khác không rõ ràng như chảy máu trong hoặc chấn thương nội tạng. Đừng đắn đo với quyết định đưa thú cưng của bạn đến bệnh viện thú y.

III. Sơ cứu khi chó mèo của bạn bị rạn xương, gãy xương

 

Mục tiêu chính của điều trị là giảm đau, giảm nguy cơ trầm trọng thêm vết gãy cũng như tổ chức bao quanh và tránh nhiễm trùng đối với vết thương hở. Trong mọi trường hợp, có ba quy tắc chính:

  • Đừng cố nắn lại vị trí gãy nếu bạn không có chuyên môn
  • Không sử dụng thuốc sát trùng hoặc thuốc mỡ khi gãy xương hở.
  • Đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Sơ cứu cho một số vị trí gãy cụ thể:

1. Gãy lưng

- Rọ mõm thú cưng vì chấn thương khu vực này thường làm thú cưng rất đau và có thể cắn cả chủ của chúng nếu thú cưng bị tác động.

- Sau đó nhẹ nhàng đặt thú cưng lên một tấm ván phẳng giúp hạn chế di lệch xương cột sống.

- Bạn sẽ cần phải buộc dây chó mèo tại chỗ để hạn chế cử động, nhưng nên tránh gây áp lực lên cổ hoặc lưng. (Điều quan trọng là không bao giờ cố nẹp vào  vị trí lưng bị gãy.)

- Đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Saving Dogs with Spinal Cord Injuries | UC San Francisco

Thú cưng bị chấn thương vùng lưng

 

2. Gãy chi

Does my cat have a broken leg? | Animal Emergency Center | Memphis Vet

Mèo gãy chân trước

Rọ mõm chó, nếu cần, sau đó nhẹ nhàng luồn một chiếc khăn sạch xuống dưới phần chi bị gãy. Nếu phần xương bị gãy có thể nhìn thấy qua một lỗ hở (vết gãy “hở”), hãy che phần bị hở bằng gạc sạch hoặc khăn vệ sinh. Không bôi thuốc sát trùng hoặc thuốc mỡ.

Nếu vết gãy “kín”, không cần băng gạc và có thể dùng vật liệu cứng để nẹp chân. Nếu nẹp khiến chó đau dữ dội, đừng ép nó.

Đừng cố gắng đặt lại xương; nẹp sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh, mạch máu và các mô khác cho đến khi bác sĩ thú y có thể điều trị vết đứt với sự hỗ trợ của gây mê toàn thân. Khi bạn đã nẹp xương xong, hãy nhấc chó lên và vận chuyển ngay đến bác sĩ thú y, giữ ấm cho chó để tránh bị sốc.

3. Gãy xương sườn

Rọ mõm Thú cưng nếu cần thiết, đảm bảo không làm chúng khó thở. Kiểm tra ngực để tìm vết thương hở và băng lại bằng gạc sạch, sau đó quấn toàn bộ vùng ngực bằng khăn sạch, nhưng không quá chặt vì điều đó có thể cản trở việc thở của thú cưng. Ngoài ra, không đỡ vào phần ngực khi nâng hoặc bế chúng đến bác sĩ thú y.

Hãy cẩn thận vì có nhiều trường hợp phía ngoài lồng ngực của thú cưng sẽ căng lên lại xẹp xuống theo nhịp thở của chúng. Nếu chỗ phồng cứng và nhọn đó có thể là phần cuối của một chiếc xương sườn bị gãy, nếu nó mềm, nó có thể là phổi bị thủng, cần đến sự trợ giúp của bác sĩ thú y ngay lập tức vì chậm trễ có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ cứu sống thú cưng.

4. Gãy xương đuôi

Gãy xương đuôi cực kỳ khó phát hiện. Có thể đuôi có vẻ bị gãy nhưng không nhìn thấy máu hoặc xương trồi ra và con chó dường như không bị đau. Bác sĩ thú y mới giúp xác định chính xác vấn đề này.

IV. Chẩn đoán rạn, gãy xương ở chó mèo

Vận chuyển chó mèo của bạn đến phòng khám càng cẩn thận càng tốt. Nếu nguyên nhân là do tai nạn xe cộ, hãy lưu ý rằng thú cưng của bạn có thể bị thương nội tạng. 

  • Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra lâm sàng chấn thương nội tạng hoặc các dấu hiệu chấn thương khác
  • Xét nghiệm máu có thể được chỉ định trong trường hợp chó mèo của bạn cần được truyền máu
  • Chụp X-quang cơ thể là phương pháp đơn giản nhất để đánh giá chấn thương xương (kiểm tra chỗ rạn gãy xương, bụng và ngực để xác minh rằng tim và phổi không có biến chứng)

Ảnh X-quang bạn cún được chụp tại bệnh viện thú y Petshare

 

 

 

Bài viết liên quan