Chó mèo bị rụng lông nhiều phải làm sao ( Nguyên nhân, cách phòng và hướng xử lý)

Ngày đăng: 20/10/2023

Rụng lông là một quá trình sinh lý hết sức bình thường, nó xảy ra ở hầu hết các loài động vật có lông, trong đó có cả con người. Tuy nhiên nếu rụng lông đi kèm với một số triệu chứng bất thường thì có thể là một bệnh lý nguy hiểm.

Mèo bị rụng lông mảng lớn

 Khi nhắc đến những người bạn nhiều lông như chó hay mèo… có một số yếu tố nhất định dùng để xác định mức độ rụng lông của chúng bao gồm giống, độ tuổi và sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài như thời tiết, nhiệt độ, mùa vụ… cũng ảnh hưởng đến việc rụng lông. Thông thường, mùa xuân là mùa được xem là mùa mà thú cưng bị rụng lông nhiều nhất. Lông rụng quá nhiều trong một thời điểm ở động vật được xem là một biểu hiện không bình thường.

 Đặc biệt, với những loại chó có hai lớp lông như chó chăn cừu Đức hay chó Husky, Alaska… lớp lông phủ bên ngoài của chúng sẽ rụng 2 lần một năm. Đây được xem là những giống chó rụng lông nhiều nhất. Tương tự như các loài mèo xám hoặc mèo lông dài cũng vậy.

I. Nguyên nhân dẫn đến rụng lông ở thú cưng của bạn:

  • Do bẩm sinh: Trong những tháng đầu tiên sau khi chào đời nhiều con non sẽ gặp tình trạng rụng lông và mọc ít lông do di truyền.
  • Do cơ địa, nội tiết: Tình trạng này thường xuyên xảy ra sau khi triệt sản thú cưng của bạn. Chúng mất đi các nội tiết tố trong cơ thể và thay đổi đặc điểm bên ngoài khiến lông có xu hướng rụng dần.
  • Rụng lông do bệnh lý: Khi con vật phải điều trị bệnh mà cần phải sử dụng thuốc có chứa hormone Cortisol  trong thời gian dài để điều trị. Tình trạng này ảnh hưởng tới tuyến giáp, da và lông của chúng thay đổi theo thời gian.
  • Quá nhiều hormone tuyến giáp: Chỉ xảy ra với một số ít vật nuôi. Chúng thường có vấn đề về tuyến giáp khiến lông rụng nhiều, yếu và dễ tổn thương.
  • Viêm da Demodex: Lông rụng dần trong thời gian mắc bệnh đặc biệt là khu vực mí mắt kèm theo mẩn đỏ trên da. Chó mắc bệnh này phổ biến hơn mèo.
  • Rụng lông do sử dụng dầu tắm, hóa chất nhuộm sai cách: Việc tắm quá nhiều, chải lông cưỡng ép hoặc sử dụng hóa chất nhuộm lông quá nhiều và sử dụng dầu tắm không phù hợp cũng gây ra tình trạng gãy, rụng lông ở thú cưng.
  • Lở loét do các bệnh lý khác: Những vết đỏ và lở loét gây khó chịu ở thú cưng của bạn, với tập tính liếm lông, những vết lở loét ngày càng lan rộng do bị nhiễm trùng gây ra tình trạng rụng lông từng mảng.
  • Do bị nấm da: Là những mảng da chết tạo ra vảy, thô ráp. Chúng có hình dạng những vòng trong đỏ có viền dài 1-4 cm. Lông ở các khu vực này thường bị dụng và rất dễ lan sang các khu vực khác
  • Các vấn đề khác liên quan tới tuyến giáp: Các vấn đề về da, lông khô đều do tuyến giáp quyết định vì vậy khi thấy con vật có biểu hiện lạ trên da. Hãy đưa chúng đi khám để được điều trị kịp thời.
  • Bệnh thận, gan, tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận: đây là các vấn đề xuất phát từ bên trong cơ thể vật nuôi khiến chúng bị mất cân bằng nội tiết cũng như dinh dưỡng, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình mọc lông và duy trì tuổi thọ của lông.

·Ung thư: được xem một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều cái chết ở chó, mèo mỗi năm. Ung thư da cũng khiến cho chó mèo bị rụng lông hàng loạt.

·Tác động tâm lý gây rụng lông : Một số tác nhân tâm lý do môi trường ở ngoài cũng gây rụng lông đáng kể cho boss của chúng ta. Bạn cần chú ý vào thái độ và cách ứng xử của bé. Cô đơn khi ở trong nhà quá lâu hay có sự thay đổi về thành viên thú cưng mới hay sự thay đổi chỗ ở cũng tác động to lớn đến tâm lý của bé. Nếu bé lầm lì hơn thường ngày, stress, lười vận động, ít chạy nhảy hơn kèm theo rụng lông. Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn cần quan tâm đến bé nhiều hơn.

II. Cách chữa rụng lông cho boss

1,Tắm rửa thường xuyên

Rụng lông chủ yếu là do môi trường ngoài tác động lên da. Do vậy, điều quan trọng người nuôi cần làm để phòng ngừa, đảm bảo sự ổn định sức khỏe của bé chính là tắm rửa thường xuyên cho bé. Một cơ thể sạch sẽ mang đến sự an toàn cho làn da.

Bạn tập thói quen tắm rửa cho boss ngay từ khi còn nhỏ. Nhờ vậy, vệ sinh cơ thể của bé thường xuyên sau này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Tần suất tắm nên là từ 2-3 lần một tuần vừa đủ để cơ thể bé luôn sạch sẽ thơm tho, vừa giúp hạn chế cảm lạnh ở mèo. 

2, Vệ sinh chỗ ở

Chỗ ở, môi trường sống ẩm thấp là điều kiện chính để nấm mốc và ổ vi khuẩn tích tụ. Gây ra vô số căn bệnh ngoài da và bệnh khác. Boss bị nấm rụng lông cũng xuất phát điểm từ nguyên nhân trên. Do vậy, bạn nên thường xuyên vệ sinh chỗ ở của bé. Thường xuyên giặt, thay đệm lót ổ cho bé. Thay đổi chỗ nằm của bé nếu nơi ấy dễ bị thấm nước, ẩm. Giữ nơi ở của luôn khô ráo, sạch sẽ. 

3, Sử dụng thuốc đặc trị rụng lông

Nếu mèo bị rụng lông do các tác nhân gây bệnh bên ngoài, đặc biệt là khuẩn kí sinh, bệnh ghẻ Demodex. Bé rụng lông từng mảng, da ửng đỏ nghiêm trọng. Bạn nên đưa bé đến ngay các cơ sở thú y uy tín để khám và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, để lông khôi phục hoàn toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng một số loại thuốc đặc trị lông cho bé để giúp mèo khỏe mạnh hơn.

4,Thường xuyên chải lông

Đối với những bé có lớp lông dày, những lông thừa còn bám lại trên da cũng là một điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn bám vào và phát triển mạnh mẽ gây bệnh. Chính vì vậy, đừng quên chải lông  thường xuyên bạn nhé. Việc này sẽ giúp giảm rụng lông đáng kể. Đồng thời còn giúp bạn tăng kết nối, tình thân với cưng thú của mình nữa đấy.

3,624 Dog Grooming Table Stock Photos, Pictures & Royalty-Free Images -  iStock

Chải lông thường xuyên cho Boss

5, Điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày cũng tác động rất lớn đến sự phát triển lông của boss nhà bạn. Một bữa ăn nghèo nàn, thiếu chất dinh dưỡng sẽ khiến lông các bé thiếu sức sống. Lông khô ráp, không mượt mà và rụng lông thường xuyên hơn. Bạn nên cho bé ăn đầy đủ chất, khẩu phần ăn mỗi ngày nên chứa các dưỡng chất quan trọng thiết yếu.

Tiêu biểu nhất chính là Omega-3, Omega-6, DHA, EPA và taurine. Các loại chất này thường có trong thịt và cá. Chúng có sự tác động trực tiếp đến làn da của mèo. Giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, hình thành màng bảo vệ da vững chắc. Bổ sung dưỡng chất giúp lông chắc khỏe, hỗ trợ quá trình thay lông ổn định hơn. 

Dù là động vật hay thực vật cũng đều cần phải được cung cấp nước một cách đầy đủ, nếu không làn da của chúng sẽ trở nên khô ráp khiến cho lớp lông trên cơ thể trở nên yếu ớt và dễ rụng hơn. Do vậy để ứng phó với tình trạng chó mèo bị rụng lông thì nên cho chúng uống nước đầy đủ mỗi ngày. Hãy đặt bát nước ở nơi sạch sẽ và chúng sẽ tự mình đến uống khi thấy cần.

6, Chọn thức ăn dành riêng cho thú cưng bị rụng lông

Nếu bạn đang cho mèo ăn hạt khô, thức ăn cho mèo chăm sóc lông tốt nhất hiện nay bạn có thể sử dụng Royal Canin Hair & Skincare, một số loại thực phẩm chức năng có thể kể đến như bổ lông da Megadum, dầu cá,.. sản phẩm với hàm lượng dinh dưỡng cân bằng đảm bảo mèo duy trì cân nặng trong suốt quá trình điều trị da.

Ngoài ra, với công thức đặc biệt, các dưỡng chất nuôi dưỡng da cũng được tích hợp với hàm lượng cao. Giúp chăm sóc làn da bé tối ưu, đạt hiệu quả cao nhất. Mèo sẽ nhanh chóng khôi phục sức khỏe, làm dịu nhẹ làn da mẫn cảm, kích thích mọc lông, khôi phục vẻ đẹp của bé nhanh chóng.

Mèo rụng lông do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn cần xác định rõ các tác nhân gây bệnh để có thể phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. Hãy luôn theo sát tình trạng sức khỏe của mèo. Bệnh rụng lông cũng chỉ là bệnh ngoài da, tác động chủ yếu là từ môi trường. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh, không cách nào hữu hiệu hơn việc giữ cho bé và chỗ ở luôn sạch sẽ. Chế độ dinh dưỡng cân bằng chính là bí quyết tự nhiên giúp cho bé có một làn da và bộ lông khỏe mạnh mượt mà. Hãy luôn đảm bảo bé được ăn đủ chất và đủ nước trong mỗi khẩu phần ăn bạn nhé. 

  • Cho thú cưng đi thăm khám định kì

Nhằm hạn chế tình trạng chó mèo bị ốm người chủ cần phải đưa chúng đi khám sức khỏe định kỳ, tiêm phòng đúng hạn, đây cũng là một cách để việc chó mèo rụng lông. Nếu thấy số lượng lông rụng nhiều hơn bình thường, vương vãi khắp nơi trong nhà thì cần phải đưa chúng đi khám ngay lập tức. Các bác sĩ thú y sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất và đưa ra phương án điều trị kịp để tình trạng bệnh không chuyển biến theo chiều hướng xấu.

 Bác sĩ thú y tại nhà | Phòng khám thú y Procare

Cho thú cưng đi thăm khám định kì

Bài viết liên quan