Hiểu biết về dị tật hở hàm ếch, sứt môi ở thú cưng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị

Ngày đăng: 20/10/2023

Hở hàm ếch & sứt môi ở chó mèo: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Hở hàm ếch, sứt môi ở chó mèo là một dị tật bẩm sinh mà chó con và mèo con có thể mắc phải ở mô nối các bộ phận của miệng, mũi. Ở con người, trẻ sơ sinh cũng thường xuyên mắc phải dị tật này, Những dị tật khe hở này xảy ra khi vòm miệng, khe mũi không đóng lại và phát triển bình thường ngay từ khi thú cưng đang trong bụng mẹ.
Sứt môi: là một khiếm khuyết của môi, xương bên dưới hoặc khu vực phía trước của xoang mũi. Thông thường, một hoặc cả hai lỗ mũi sẽ bị thiếu hoặc biến dạng ở những thú cưng có khuyết tật. Chúng làm mũi thông trực tiếp với miệng thay vì được tách biệt bởi vách ngăn giữa. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như hoạt động sinh hoạt sau này của thú cưng.
Khe hở vòm miệng: là sự hình thành khe hở (rãnh) ở mặt trong thuộc hàm trên của thú cưng, có thể quan sát rất dễ khi chúng ta mở miệng thú cưng ra. Thông thường xoang miệng và xoang mũi được ngăn cách bởi 1 vách ngăn để tránh thức ăn, nước uống đi từ miệng vào mũi, ở những thú cưng có khuyết tật vòm miệng vách ngăn này không có hoặc bị thiếu làm xoang miệng và xoang mũi thông với nhau, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, hô hấp trong quá trình phát triển sau này.

Nguyên nhân:

1, Di truyền gen
 2, Do đó, không nên cho thú cưng bị sứt môi hoặc hở hàm ếch sinh sản vì chúng có khả năng cao truyền gen cho con cái sau này.
3, Chấn thương trong quá trình phát triển của thai
4, Trong thời kỳ mang thai, thú mẹ cung cấp quá ít axit folic hoặc quá nhiều vitamin A có thể dẫn đến dị tật khe hở (Hiếm gặp)
5, Dùng 1 số loại thuốc cho chó hoặc mèo đang mang thai: prednisone, aspirin, thuốc chống động kinh và griseofulvin...
6, Chó, mèo mẹ mắc bệnh trong quá trình mang thai
7, Thú cưng sinh sản cận huyết (gây tranh cãi)

Dấu hiệu nhận biết:

Tùy từng vị trí bị khuyết tật mà có thể phát hiện được dễ hay không, tuy nhiên phát hiện càng sớm tình trạng dị tật càng nâng cao tỷ lệ sống sót của thú cưng:
1, Chó con hoặc mèo con không thể ngậm núm vú sau sinh: do cơ thể yếu và khuyết tật làm chúng khó bú
2, Dịch mũi, sữa, nước bọt có thể chảy ra mũi trong hoặc sau khi bú gây sặc: Nếu sữa bị kẹt trong đường mũi lâu, nước mũi có thể có màu xanh lá cây hoặc giống như chất nhầy.
3, Chó con hoặc mèo con có thể bị ho khi cố gắng ăn hoặc uống
4, Thú cưng hở hàm ếch và sứt môi có nguy cơ cao bị viêm hô hấp: cung cấp thức ăn không đúng cách có thể dẫn đến thức ăn hoặc sữa đi vào đường hô hấp thay vì dạ dày. Viêm phổi làm cho thú cưng ho và khó thở.
5, Thú cưng ăn uống kém, thiếu chất, giảm hoạt động gây chậm phát triển, còi cọc và suy dinh dưỡng trầm trọng
Chẩn đoán tại bệnh viện thú y:
Bác sĩ thú y của bạn sẽ khám sức khỏe tổng thể, đa số chỉ cần khám lâm sàng là có thể phát hiện các dị tật này một cách dễ dàng
Tuy nhiên một số trường hợp:
  • Thú cưng lớn và không chịu hợp tác cần dùng thuốc an thần để quan sát tốt hơn phía sâu trong xoang miệng. 
  • Nếu vật nuôi có các triệu chứng của bệnh viêm phổi, có thể cần chụp X-quang và làm việc trong phòng thí nghiệm để xác định mức độ nghiêm trọng.
  • Nếu phẫu thuật được lên kế hoạch, hình ảnh nâng cao, chẳng hạn như X-quang xương hàm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI), CT có thể cần thiết nhưng điều đó hiếm khi cần thiết. 

Cách khắc phục loại bỏ khuyết tật

 Sẽ tiến hành chăm sóc thú cưng dị tật bằng cả tình thương:
Thú cưng sẽ phải ăn bằng ống xông ăn liên tục cho đến khi lớn hoàn toàn và đủ sức khỏe để tiến hành phẫu thuật, điều này sẽ khiến chủ nuôi mất rất nhiều thời gian, nên việc chuẩn bị tâm lý trước khi chăm sóc rất quan trọng. Vì rất có thể nếu bạn không đủ quyết tâm bỏ cuộc giữa chừng sẽ làm thú cưng yếu, gầy còm, suy dinh dưỡng dần và chết trong đau đớn.

Kết quả trước và sau phẫu thuật khắc phục dị tật

Bài viết liên quan