Tiêu chảy, nôn mửa, bỏ ăn, mệt mỏi do bệnh giảm bạch cầu ở mèo ( Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách xử lý)

Ngày đăng: 20/10/2023

I. Giới thiệu

Bệnh giảm bạch cầu (FPV)  hay thường gọi là viêm ruột truyền nhiễm ở mèo, là một bệnh nguy hiểm phổ biến do tốc độ lây lan rất nhanh và tỷ lệ tử vong cao đặc biệt với mèo con dưới 1 tuổi và chưa được tiêm phòng.

II. Nguyên nhân

Virus lây lan trực tiếp từ mèo bệnh sang mèo khỏe qua đường phân - miệng. Chúng cũng lây lan gián tiếp qua môi trường hoặc đồ vật (ví dụ: trên đĩa, bát ăn, lược chải lông, giường, sàn nhà, quần áo hoặc tay chó). Mèo bị nhiễm FPV có thể tiếp tục bài thải virus trong ít nhất sáu tuần sau khi nhiễm bệnh.

Virus dễ dàng gây bệnh cho mèo có sức đề kháng kém, hoặc khi thú cưng mắc bệnh khác làm cơ thể suy yếu cũng làm chúng kế phát mắc bệnh giảm bạch cầu.

III. Triệu chứng

Ở mèo con trên ba hoặc bốn tuần tuổi và ở mèo trưởng thành, vi-rút gây ra bệnh viêm dạ dày ruột nghiêm trọng sau thời gian ủ bệnh từ năm đến chín ngày. Mèo  bị suy nhược, nôn mửa, xuất huyết cấp tính và tiêu chảy. Virus gây tổn thương nghiêm trọng niêm mạc ruột, di chuyển qua máu đến tủy xương và các tuyến bạch huyết. Sự nhân lên của virus tại các vị trí này dẫn đến sự suy giảm rõ rệt các tế bào bạch cầu. Mèo bệnh thường bị sốt, mệt mỏi bỏ ăn. Một số con mèo có thể chết trước khi có dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày ruột ( thể quá cấp tính)

Mèo nôn mửa nhiều lần trong ngày

  • Bỏ ăn, chán ăn, mệt mỏi ủ rũ yếu ớt, lông rụng nhiều
  • Nôn khan, nôn ra dịch vàng bọt trắng , nước dãi chảy
  • Tiêu chảy cấp, đi ngoài không tự chủ, có thể lẫn máu
  • Mắt trũng, sụp mí mắt, lờ đờ, mũi miệng mắt thâm đen, ướt nhem nhuốc
  • Khàn tiếng, mất tiếng, lông xơ, gầy, da mất đàn hồi
  • Triệu chứng thần kinh như liêu xiêu, đi không vững, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng

Mèo mẹ mang thai bị nhiễm có thể lây lan sang mèo con chưa chào đời, tại đây virus có thể cản trở sự phát triển của não bộ. Mèo con sau đó có thể được sinh ra với tình trạng thiểu sản tiểu não (thiếu sự phát triển của tiểu não-  cần thiết để phối hợp vận động). Những chú mèo con ban đầu có vẻ ổn, nhưng khi chúng bắt đầu di chuyển và đi lại sẽ thấy sự mất thăng bằng, thiếu phối hợp các chi. Điều này cũng có thể xảy ra ở mèo con dưới 4 tuần tuổi bị nhiễm FPV vì tiểu não vẫn đang phát triển ở độ tuổi đó.

IV. Phòng và điều trị bệnh giảm bạch cầu

1, Phòng bệnh

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo rất nguy hiểm, có thể gây đến tử vong cho mèo trong thời gian ngắn. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách:

- Tiêm vacxin cho mèo từ khi mèo được 8 tuần tuổi, nhắc lại sau 4 tuần và tiêm phòng hàng năm cho mèo.

- Hạn chế để mèo tiếp xúc với mèo hoang, những nơi có nguy cơ mầm bệnh hoặc ổ bệnh để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh

- Thường xuyên vệ sinh vật dụng ăn uống, đệm, tấm lót chuồng để diệt mầm bệnh.

- Rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với mèo lạ trước khi vuốt ve mèo nhà mình

Tiêm chủng vaccine phòng 4 bệnh cho mèo | chienvet.com

Tiêm phòng là cách tốt nhất giúp thú cưng tránh bệnh giảm bạch cầu

2, Xử lý như nào khi nghi mèo mắc giảm bạch cầu

- Đưa mèo tới trung tâm thú y gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời do đây là bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh và không thể điều trị tại nhà

- Cách ly, theo dõi những con mèo cùng đàn, có thể mang tới thú y test FPV để kịp thời xử lý

- nếu không thể mang tới thú y ngay thì nên bổ sung nước, đường, điện giải như oresol từng ít một để mèo giữ sức

Điều trị: Không có phương pháp điều trị cụ thể cho trường hợp nhiễm các bệnh do virus nói chung và FPV nói riêng. Phương pháp chung là hỗ trợ tăng sức đề kháng của con vật, giúp con vật tự sản sinh kháng thể để chống lại bệnh. Mèo bệnh thường chết vì mất nước và nhiễm trùng thứ phát, vì vậy điều trị hỗ trợ tích cực bằng dịch truyền tĩnh mạch và thuốc kháng sinh phổ rộng là rất quan trọng, tuy nhiên tiên lượng vẫn chỉ 50-70%. Có thể sử dụng thuốc cầm nôn để mèo ngừng nôn và cho mèo ăn nhiều bữa nhỏ. Bổ sung các vitamin, thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho con vật.

Bài viết liên quan