Top 4 trường hợp phổ biến dẫn đến tình trạng đau chân sau, đi lại khó khăn ở thú cưng

Ngày đăng: 20/10/2023

Tại sao thú cưng bị đau chân sau, đi lại khó khăn, lúc đi bình thường lúc đi tập tễnh, hoặc đôi khi co hẳn chân lên ?

Rất có thể thú cưng của bạn đang mắc 1 số bệnh sau:

1.Viêm cột sống

Phổ biến ở mèo, chó từ 2-8 tháng tuổi

Bệnh viêm cột sống ở mèo

  • Khi bị nhẹ rất khó phát hiện vì không có triệu chứng rõ ràng

Thể nhẹ

  • Thú cưng biểu hiện lười vận động, không nhảy được lên cao, đi lại khó khăn cả 2 chân sau.
  • Bụng to bất thường
  • Mệt mỏi, chán ăn

Thể nặng

  • Thú cưng yếu 2 chân sau, nhiều trường hợp gây liệt không đi được 2 chân sau, thú cưng lê lết 2 chân sau
  • Vùng lưng cong  bất thường (thấy rõ và phổ biến ở mèo con 2-3th tuổi)
  • Bí tiểu, bí đại tiện, mắt mở to do đau
  • Sờ vùng lưng kêu đau, thời tiết thay đổi hoặc về đêm rạng sáng bệnh nặng hơn
  • Mệt mỏi, chán hoặc bỏ ăn

Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây liệt vĩnh viễn.

“ Thường gặp ở  thú cưng nhỏ từ 2-8 tháng tuổi, không được bổ sung canxi, tẩy giun phù hợp, lười vận động, ít tắm nắng hoặc có rối loạn tiêu hóa thời gian dài…”

2. Bệnh trật xương bánh chè: là tình trạng xương bánh chè lệch ra khỏi ví trí bình thường của nó, lệch sang bên khỏi mặt khớp gây ảnh hưởng đến hoạt động co dõi và vận động của khớp đầu gối.

Phổ biến nhất ở một số giống chó như Poodle, pug, fox sóc, Fox hươu… ( Các giống này rất hay gặp, tần số theo thứ tự sắp xếp nha m.n chứ B.s không liệt kê cho vui đâu)

‘‘ Nếu 1 ngày thú cưng của bạn đang chạy nhảy bình thường mà không do va đập hay ngã gì gây chấn thương nhưng tự nhiên thú cưng co 1 chân lên, một số trường hợp đau cả 2 chân. Nhưng 1 lúc sau lại chạy nhảy bình thường, tình trạng này lặp đi lặp lại tần số ngày một tăng và cảm giác nặng hơn thì có thể thú cưng đang mắc căn bệnh trật xương bánh chè này.’’

3. Bệnh Loạn sản xương hông: Là một dạng bệnh liên quan đến khớp háng bẩm sinh hoặc do quá trình sinh trưởng phát triển hình thành.

Các sụn khớp khu vực giao giữa xương đùi và xương chậu bị thoái hóa, viêm, loét và biến dạng ổ khớp làm thú cưng đi lại khó khăn và đau. Bệnh này thường tiến triển từ từ, ban đầu thú cưng có biểu hiện đau vùng phía sau, đi lại chậm rãi, thi thoảng kêu đau, hai chân sau đi hơi thấp xuống cong lưng cúi người. Ấn hoặc sờ vùng hông và mông thấy đau.

Phổ biến ở một số giống chó to như: Becgie, sammoyed, Béc bỉ, golden, rottweiler

4. Chấn thương do tai nạn.

            Gãy xương, tổn thương phần cứng

Trong trường hợp bị 1 bên chân thường thú cưng co chân đó lên hoàn toàn hoặc thi thoảng có chấm chân xuống, nhiều TH bị tổn thương nặng gãy dập, gãy rời có thể nhìn thấy chân lủng lẳng mất hoàn toàn khả năng đứng bằng chân đó nhưng chân vẫn còn phản xạ, cấu vào chân vẫn có phản xạ đau, co chân, sờ hoặc kéo nhẹ chân thấy đau.

Xuất hiện sau khi thú cưng bị tai nạn

           Phần mềm (ít nguy hiểm)

Thú cưng đi chân chấm phẩy, thường trụ bằng chân còn lại nhiều hơn, sờ nắn thấy đau ở vị trí bất kỳ, cạo lộng đi đôi khi phát hiện vết tím bầm do va đập.

Thường nếu bị nhẹ 1-2 hôm tình trạng này sẽ đỡ.

=>> Lời khuyên: Khi phát hiện thú cưng có vấn đề về chức năng vận động các bạn nên liên hệ trực tiếp với các bác sĩ thú y của mình để được hướng dẫn và tư vấn.

  •  Trong trường hợp chấn thương nhẹ hoặc do điều kiện chưa cho phép:  có thể theo dõi thêm ở nhà 2-3 ngày nếu không có tiến triển thì nên đi thăm khám tại các cơ sở uy tín để được chẩn đoán chữa trị kịp thời.

Chụp X-quang giúp phát hiện bệnh liên qua đến xương khớp rất tốt nên cố gắng cho bé cưng của bạn được thăm khám tại các cơ sở có thiết bị này nếu nghi mắc bệnh liên quan đến hệ xương.

1,327 Dog Accident Stock Photos, Pictures & Royalty-Free Images - iStock

Tai nạn ở thú cưng

   

 

Bài viết liên quan